Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 11 kết quả

“Dưới đá lặng im”: Nỗi đau chưa bao giờ thôi day dứt

“Dưới đá lặng im”: Nỗi đau chưa bao giờ thôi day dứt

Ngày phát hành 12:27 | 27/7/2023

Lượt nghe: 1335

Ở truyện ngắn “Dưới đá lặng im”, nhà văn Đào Thu Hà viết về đề tài chiến tranh, viết về hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ và hơn hết đó là tiếng vọng của thanh âm biết ơn với những hy sinh bằng một góc nhìn trẻ. Văn chương suy cho cùng chính là cất lên tiếng nói tử tế với hết thảy mọi điều mà mình có duyên hạnh ngộ. Với người sinh ra khi nước nhà đã hòa bình, chiến tranh là những câu chuyện về bài học lịch sử, là những bộ phim tư liệu, là những kỉ niệm. Tuy vậy, từ trong những con chữ xao xác tâm hồn ấy, chiến tranh mang đến cho người đọc, người nghe không chỉ là niềm đau, là chia ly, là sum vầy, mà còn là chữ tình đằm đẵm trong tấc dạ của người ở lại, người còn sống và người đi tìm. Trên quê hương này sau gần 50 năm độc lập vẫn còn có những cuộc tìm kiếm và cuộc trở về da diết đến thế. Truyện ngắn “Dưới đá lặng im” của Đào Thu Hà một lần nữa đưa chúng ta tìm về những vùng day dứt, thương xót của những ai đã đi qua cuộc chiến; chạm vào nỗi đau chinh chiến của sự khốc liệt; rung lên tiếng ngân của tâm khảm với những mất mát; hoài vọng cho cuộc trở về dẫu chẳng lành lặn, dẫu chỉ là xương cốt hòa vào đất đá quê hương. Tuy viết về cuộc chiến, viết về hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ, nhưng Đào Thu Hà quyến dụ chúng ta bằng một lối viết khoan nhặt xoáy sâu vào cảm xúc, đi tận cùng những chi tiết nội tâm và bằng thủ pháp mượn cảnh tả tình. Người đọc, người nghe như trầm mình vào không gian được bày biện một cách khéo léo để từ đó thấu cảm theo nhân vật. Lối xây dựng không gian đồng nhất với tâm trạng nhân vật, tình tiết truyện và diễn biến mạch truyện này đã khiến chúng ta cứ bị cuốn hút vào, càng nghe càng đắm đuối, càng nghe càng chẳng thể rời đi được. Nhà văn như hóa thân vào nhân vật tôi để kể lại hành trình tìm kiếm người anh của mình, những chi tiết cuối thiên truyện khiến chúng ta lặng đi vì xúc động, đó là cuộc đối thoại giữa người sống và người chết, đó là chi tiết khi Thắng đã tìm thấy anh mình nhưng đau đớn quá, lựu đạn chôn vùi bao nhiêu dưới lòng đất phát nổ, Thắng nằm lại nơi chính người anh của mình đã hy sinh. Câu chữ của Đào Thu Hà khá mượt mà, có sự chắt lọc tinh tế và có cả sự hóa thân vào tâm lý để thể hiện trọn vẹn hành động, câu nói của nhân vật. Một truyện ngắn hay và cũng cho thấy người viết trẻ bây giờ khi viết về đề tài chiến tranh cũng có nhiều nét hấp dẫn riêng để độc giả có thể hy vọng và đón đợi. Chiến tranh là để tài chẳng bao giờ cạn, một dòng chảy văn chương riêng biệt của dân tộc ta và may thay, lớp người viết trẻ ngày nay vẫn còn có những cây bút mặn mà và dấn thân viết như thế là điều đáng trân quý. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Ranh giới mong manh" (P2): Câu chuyện tình day dứt

“Ranh giới mong manh

Ngày phát hành 16:35 | 9/6/2023

Lượt nghe: 751

Đúng như nhan đề của tác phẩm, “Ranh giới mong manh” là câu chuyện của 3 người, với tình huống khá trớ trêu khi Hoàn và Tuyết lấy nhau lâu rồi mà chưa có con. Điều đó khiến Hoàn dằn vặt, vừa thương vợ, vừa trách mình. Hoàn nghĩ nhiều cách và cuối cùng, anh nhờ Quân - đồng nghiệp của anh, đến nhà mình ở bản chơi một thời gian, để gặp Tuyết và quan trọng nhất là giúp anh một việc hết sức khó nói, rất tế nhị: cho Tuyết một đứa con. Quân ban đầu từ chối, nhưng sự khẩn khoản của bạn anh đã khiến Quân không nỡ chối từ. Câu chuyện diễn tiến với nhiều tình tiết gay cấn, Hoàn để Quân ở lại với Tuyết trong nhà mình và hai người ấy trở nên khó xử. Sự đấu tranh trong tư tưởng của Quân, vừa muốn giúp bạn, vừa lưỡng lự vì không thể cư xử như vậy được, Quân mất ngủ vì suy nghĩ. Về phía Tuyết, người phụ nữ rất yêu chồng cũng đã biết ý đồ của chồng mình khi dẫn Quân về, cô cũng mở lòng và gợi ý cho Quân biết. Những ngày ở trong nhà bạn, Quân có nhiều thiện cảm với Tuyết, tình cảm giữa hai người đã có những vấn vương nhưng chưa vượt quá giới hạn vợ chồng. Tình huống hai người ngồi sát lại gần nhau, muốn trao nhau tình yêu tự nguyện mà không hẳn là sự gửi gắm, cậy nhờ của Hoàn nữa, thì Hoàn trở về. Mong manh, chênh vênh, khắc khoải, tiếc nuối là những trạng thái mà Quân đang tự giày vò, cả Tuyết cũng vậy. Câu chuyện về tình yêu lứa đôi, về những tình huống khó nói trong đời sống hôn nhân, về cách ứng xử vợ chồng … là những điều mà chúng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống này. Chúng ta cảm thông, chia sẻ hơn với những con người ấy, họ có quyền được yêu và mưu cầu hạnh phúc chính đáng. Đó là thông điệp nhân văn mà truyện ngắn mang lại, bởi cuộc đời cần lắm sự bao dung, sự tử tế của con người (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Bài thơ "Ông đồ": Nỗi day dứt khôn nguôi

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018

Lượt nghe: 1429

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng/ Người thuê viết nay đâu?" - Đó là câu hỏi đầy trăn trở, day dứt của nhà thơ Vũ Đình Liên về một hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày Tết, nay đã không còn. Niềm nhớ tiếc, xót xa của tác giả đã thể hiện trong những câu thơ thấm đẫm tình cảm, giàu sức gợi. Cùng nghe bài thơ "Ông đồ" trong dịp Tết đến xuân về để chúng mình càng trân quý những giá trị tinh thần mà cha ông để lại. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 19/2/2018)

Châu Long-Nỗi niềm day dứt của người đời sau

Châu Long-Nỗi niềm day dứt của người đời sau

Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2019

Lượt nghe: 1824

Nhiều nhân vật có số phận đặc biệt trong các điển tích dân gian như Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân, Thúy Vân, Thúy Kiều hay Châu Long, Mỵ Châu, Chử Đồng Tử đã làm day dứt người đời sau. Nhiều nhà văn nhà thơ đã cảm thán mà sáng tác về họ với góc suy tư ám ảnh của riêng mình. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, chúng tôi xin gửi tới các bạn một sáng tác của nhà văn Trần Chiến về nhân vật Châu Long có tên trong điển tích vở chèo nổi tiếng Lưu Bình – Dương Lễ.

Đọc truyện "Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 23 - Day dứt quê nội

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2019

Lượt nghe: 423

Hưng miên man nghĩ về những ngày tháng đã qua, nghĩ về bố, về mẹ, về bao gương mặt bạn bè thân mến. Hưng sẽ ra Hà Nội, tìm tới làng Mễ Trì quê của bố. Trái tim non nớt của Hưng đặt ra nhiều câu hỏi. Nếu tìm được quê nội, Hưng có được đón nhận hay không? Nếu có, thì là một hạnh phúc. Còn không... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 23)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 47 - Niềm day dứt của Hoài

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2019

Lượt nghe: 412

Sau chuyện đau buồn của Hạnh Chi, Hoài vô cùng day dứt. Cô bị ám ảnh về buổi chiều ngày hôm đó, khi Hạnh Chi bật khóc nức nở trước mặt Hoài. Những câu nói đứt đoạn, những lời thổ lộ không trọn vẹn của Hạnh Chi cứ xoay vần trong tâm trí Hoài... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 47 - Văn nghệ thiếu nhi 21/12/2019)

Thơ Hải Thanh: Day dứt làng quê

Thơ Hải Thanh: Day dứt làng quê

Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2020

Lượt nghe: 962

Ân tình với quê hương, xứ sở vẫn luôn là ngọn nguồn của những vần thơ day dứt khôn nguôi. Không cứ là xa xứ sẽ viết về quê một cách bồi hồi. Như nhà thơ Hải Thanh, lên phố rồi, chẳng cách làng quê tuổi thơ mình bao xa mà thơ vẫn nặng mang một nỗi nhớ khôn cùng. Để rồi chân đi chốn nào, viết về điều gì, quê hương vẫn thấp thoáng trong thơ anh

Truyện ngắn "Chiếc điện thoại di động của nhà chùa": Day dứt một chữ "Thương"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2018

Lượt nghe: 1576

Truyện ngắn này được nhà văn Phan Cung Việt viết bằng tất cả nỗi niềm, day dứt về thân phận một người con gái gặp nhiều trắc trở, bất hạnh. Cô gái ấy từng có tình yêu, nhưng chiến tranh đã cướp đi người yêu của cô. Cô đau khổ, mất hết niềm tin và cuối cùng cô tựa nương vào cửa Phật. Cô trở thành một vị sư thầy chân tu được mọi người tin yêu, nể trọng. Song dường như cõi lòng trần thế vẫn chưa nguôi ngoai. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 24/5/2018)

Truyện ngắn "Mùa khô" và "Còn thương": Nỗi đau chiến tranh còn nhiều day dứt

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2018

Lượt nghe: 1329

Hai câu chuyện trong hai truyện ngắn của nhà văn Vĩnh Quyền đều nói về nỗi đau chiến tranh. Truyện ngắn "Mùa khô" kể với chúng ta về những người vợ đi tìm hài cốt chồng, về người cựu chiến binh Mỹ tìm thân nhân trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ cùng chung nỗi đau mất người thân, không thể nguôi ngoai dẫu chiến tranh đã đi qua máy chục năm rồi. Truyện ngắn "Còn thương" lại nói về nhân vật Ba Hoành, một chiến sĩ biệt động dũng cảm và tài giỏi nhưng ông phải chịu nỗi đau li tán gia đình. Về già Ba Hoành bị bệnh ung thu, đau đớn về thể xác và mỏi mệt về tinh thần. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau của người lính vẫn còn day dứt, ám ảnh. (V0V6 Đọc truyện đêm khuya 21/6/2018)

Truyện ngắn "Sen": Day dứt phận đàn bà

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2018

Lượt nghe: 1818

Sen - nhân vật chính của truyện ám ảnh người đọc, người nghe bởi số phận cay đắng, tủi phận của cô. Đem lòng yêu Kiên, một họa sĩ tài năng và phóng túng, Sen không thể có cuộc sống yên bình, hạnh phúc của người đàn bà. Sen phải đối diện với nỗi đau bị phụ rẫy, ôm đứa con chạy trốn khỏi cuộc đời KIên, chịu đựng trong nỗi cay đắng và tủi nhục. Nỗi đau về thân phân đàn bà day dứt cả thiên truyện này. ( VOV6 Đọc truyện đêm khuya 14/5/2018)

Truyện ngắn “Có chân thì đã tìm về”: Thân phận của những người dân lao động làm day dứt lòng người.

Truyện ngắn “Có chân thì đã tìm về”:  Thân phận của những người dân lao động làm day dứt lòng người.

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018

Lượt nghe: 1350

Giong kể của tác giả Hoàng Công Danh trong truyện ngắn " Có chân thì đã tìm về" mang màu sắc phương Nam, dân dã, mộc mạc, thủ thỉ nhưng mỗi câu lại có hàm ý, những điều chưa nói hết. Ngôn ngữ của những người lao động, đầy ắp tình yêu thương được nói ra một cách mộc mạc, cảm động. Truyện đọng lại nhiều suy nghĩ, trở trăn, day dứt về thân phận con người, gợi những sự cảm thông, thấu hiểu. "Đời người là một cuộc giằng co dài của bản ngã, nhưng lại là một hành trình quá ngắn ngủi để người ta có thể thực sự tìm ra niềm an nhiên của chính mình".

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00

Sân khấu truyền thanh (đang phát)

21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ